18 sai lầm thường gặp khi Start Up
Nếu hiện tại bạn chưa biết phải khởi nghiệp như thế nào mới đúng thì trước mắt hãy cứ tránh 18 sai lầm sau, theo lời khuyên của Paul Gramham, đồng sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm uy tín nhất nước Mỹ- Y Combinator.
- Nhà sáng lập “đơn phương” : Nếu bạn có ý định xin tiền đâu tư thì đừng bao giờ khởi nghiệp với duy nhất một thành viên trong đội. Hãy nhìn quay xem, những công ty khởi nghiệp thành công luôn có ít nhất hai thành viên.
- Địa điểm tồi: Không phải tự nhiên mà một sô thành phố trở thành những trung tâm khởi nghiệp đình đám. Đơn giản vì đó là nơi những chuyên gia tập trung nhiều nhất. Điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật đầy đủ, con người cũng cởi mở và đón nhận những ý tưởng sáng tạo của bạn hơn. Ở những trung tâm đầu não này, chắc chắn sẽ không có nhiều khó khăn để tìm được một đồng sáng lập phù hợp, đối tác, khách hàng, những người chỉ dẫn cho việc kinh doanh của bạn như ở một thành phố bình thường khác.
- Phân khúc thị trường quá nhỏ : Một số startup tập trung vào một phân khúc thị trường vô cùng nhỏ như một cách để tránh sự cạnh tranh. Sự thật điều này chỉ gián tiếp thu hẹp không gian của chính doanh nghiệp. Sự cạnh tranh là nhân tố không thế thiếu để kính thích tính sáng tạo và sự đột phá.
- Sao chép ý tưởng một cách vụng về: Học hỏi những ý tưởng kinh doanh của những doanh nghiệp đã thành công không bao giờ là điều xấu, nhưng đừng sao chép ý nguyên đầy vụng về. Một lựa chọn khác là hãy tìm hiểu những đặc điểm chưa hoàn thiện của những dịch vụ/sản phẩm trên thị trường và tưởng tượng ra một vài giải pháp cho chúng.
- Cố chấp: Quá chậm chập để thay đổi sẽ đưa mọi dự án khởi nghiệp đến đường cùng. Hãy lắng nghe người dùng và luôn sẵn sàng thay đổi cho những thứ phù hợp hơn với thị trường.
- Thuê một lập trình viên tồi: Trớ trêu là chúng ta thường chỉ có thể nhận biết một lập trình viên tồi khi bản thân ta phải có kiến thức kha khá về lập trình hoặc có một người tin cậy với kiến thức như thế trong đội ngũ đồng sáng lập. Tìm được một lập trình viên cả khả năng cũng là một thử thách lớn cho các công ty khởi nghiệp (khi họ không có một kỹ sư sẵn sàng trong đội ngũ đồng sáng lập).
- Chọn sai Platform: Đặc biệt dành cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Platform ở đây là danh từ chung chỉ hệ điều hành, ngôn ngư lập trình. Bạn sẽ đánh mất cơ hội phát triển công ty lên quy mô lớn hơn, khi chọn sai platform. Làm sao để chọn platfrom cho đúng? Hãy thuê một nhà lập trình giỏi.
- Ra mắt sản phẩm chậm chạp: Trước khi đưa sản phẩm vào thị trường, bạn hoàn toàn sống trong những giả thuýêt. Càng trì hoãn càng lâu, cơ hội để hiểu thị trường thực tế của bạn đến càng trễ.
- Ra mắt sản phẩm quá sớm: Nhưng cũng đừng đưa sản phẩm vào thị trường khi bạn chưa thực sự sẵn sàng. Hơn thế nữa những khách hàng thích nghi nhanh ( early adopters) dù rất bao dung với những thứ gọi là sản phẩm khả dụng tối thiểu, nhưng họ sẽ không bao giờ chấp nhận một sản phẩm hay dịch vụ quá tệ.
- Không xác định rõ người dùng: Ở đâu đó chắc chắn sẽ có người có hứng thú với sản phẩm của bạn, nhưng hãy biết rõ ràng đó là ai.
- Thiếu quá nhiều vốn: Hãy tính toán chi phi cho những hoạt động nòng cốt của công ty một cách cẩn thận và chuẩn bị đủ chi phí trong vòng ít nhất là 6 tháng.
- Tiêu xài hoang phí: Một điều vô cùng hiển nhiên, tiêu toàn bộ số tiền có được trước khi có cách để kiếm thêm tiền là cách nhanh nhất để chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh của bạn. Thực ra là luôn có cách để vừa cắt giảm chi phí, vừa tăng hiệu quả công việc, nếu bạn chịu khó tìm tòi.
- Kêu gọi quá nhiều vốn: Vừa đủ xài. Kêu gọi được quá nhiều vốn đôi khi làm bạn ảo tưởng về sự thành công trong khi bạn chưa thực sự xây dựng được một dịch vụ/ sản phẩm thực sự hữu ích.
- Quản lí nguồn vốn yếu kém: Nếu phải lựa chọn giữa nhà đầu tư và người dùng, bạn cần làm ai vui vẻ hạnh phúc hơn. Hãy chọn người dùng. Sự hài lòng của khách hàng/người dùng cuối cùng sẽ đem đến quyền lợi cho nhà đầu tư. Hãy tự chủ và quản lí nguồn vốn sáng suốt!
- Lợi nhuận trước quyền lợi người tiêu dùng: Nên nhớ điều này không kéo dài được lâu đâu.
- Thiếu cởi mở: Đừng có suốt ngày ngồi trong phòng chỉ để lập trình. Cố gắng sắp xếp thời gian để làm những chuyện tất lẽ dĩ ngẫu khi bắt đầu kinh doanh, như lo giấy tờ tài chính, gặp gỡ đối tác, khách hàng, v.v
- Đội ngũ sáng lập thiếu đoàn kết: Ai có ước mơ, mục tiêu, suy nghĩ cũng có chính kiến riêng của mình. Tranh luận đối thoại là cần thiết nhưng đừng bao giờ đẩy chúng đến mức căng thẳng.
- Không hết mình: Khởi nghiệp luôn là một chặng đường dài đầy thử thách, những hãy can đảm nhìn đến phía cuối con đường và lên quyết tâm cho mình nhé.
No comments: