Khởi nghiệp : Phần 2 - Một team tuyệt vời.
Phần 1: Ý tưởng
Phần 2: Một team tuyệt vời.
Một team trung bình không thể tạo nên các công ty vĩ đại. Một trong những điều chúng tôi quan tâm nhất là năng lực của founder. Nhưng khi tôi còn đầu tư vào các startup ở giai đoạn sau, tôi cũng quan tâm nhiều như vậy đến năng lực của các nhân viên công ty đó.
Điều gì làm nên một founder tuyệt vời? Các tính cách quan trọng nhất, gồm có: bền bỉ, quyết tâm, tài giỏi và tháo vát. Sự thông minh và niềm đam mê cũng rất quan trọng. Những tính cách này quan trọng hơn kinh nghiệm và đặc biệt quan trọng hơn những thứ kiểu như “thành thạo ngôn ngữ X hay framework Y”
Chúng tôi nhận thấy rằng những founder thành công nhất là kiểu người rất dễ chịu để làm việc cùng vì bạn sẽ cảm thấy “anh/cô ấy sẽ làm được thôi, bất kể khó khăn thế nào”. Đôi khi bạn có thể thành công chỉ nhờ vào ý chí mà thôi.
Những founder tốt thường có một vài tính cách tưởng như xung đột nhau. Một ví dụ tiêu biểu là “cứng nhắc và linh hoạt”. Bạn cần phải có những niềm tin sắt đá vào giá trị và sứ mệnh của công ty, nhưng vẫn phải linh hoạt và sẵn sàng học những điều mới mẻ, kể cả khi phải học mọi thứ lại từ đầu.
Những founder tốt cũng thường là những người cực kì phản hồi rất nhanh nhạy. Đây là dấu hiệu của sự quyết đoán, tập trung và quyết tâm để làm được mọi thứ.
Founder mà không giao tiếp tốt thường kém cỏi. Kĩ năng giao tiếp là một kĩ năng vô cùng quan trọng cho founder. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là kĩ năng quan trọng nhất cho founder những lại ít được đề cập tới.
Các startup công nghệ cần ít nhất một founder người có thể xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của công ty và ít nhất một người nữa có thể (hoặc sẽ có thể) giỏi bán hàng và nói chuyện với người dùng. Tất nhiên, một người có thể đảm nhiệm cả hai vai trò này.
Hãy cân nhắc các yếu tố khi bạn chọn cofounder- đó là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn phải thực hiện và thông thường nó được đưa ra khá ngẫu nhiên. Bạn muốn tìm một người mà bạn biết rõ, chứ không phải ai đó bạn gặp ở buổi “hẹn hò tìm cofounder”. Bạn có thể đánh giá người mà bạn sẽ làm việc cùng với nhiều thông tin hơn vì bạn chắc chắn không muốn mình chọn nhầm cofounder. Hơn nữa, ở một thời điểm nào đo, những giá trị ban đầu của startup sẽ bị thử thách rất nhiều. Nếu bạn có một muốn quan hệ trước đó với cofounder của mình, chẳng ai trong số các bạn muốn người kia thất vọng, còn mình tiếp tục tiến lên (ở thời điểm mà các giá trị kia bị thử thách- ND). Các founder chia rẽ là một trong những lý do hàng đầu khiến startup chết yểu. Chúng tôi đã thấy điều này rất rất nhiều rồi, nhất là trong trường hợp mà các founder và cofounder gặp nhau chỉ để thành lập công ty (mà không hề biết nhau trước đó –ND)
Trường hợp tốt nhất cho là có một cofounder tốt. Trường hợp tốt nhì là chỉ mình bạn làm founder. Trường hợp tồi tệ nhất là có một cofounder tồi tệ. Nếu mọi thứ diễn ra không tốt đẹp, hãy chia tay cofounder càng nhanh càng tốt.
Tôi có một lưu ý nhỏ về cổ phần ở đây. Càng về sau việc phân chia cổ phần càn khó khăn- hãy chia cổ phần càng sớm càng tốt ngay từ đầu. Cổ phần chia cho các founder gần như bằng nhau là tốt nhất. Tuy vậy, trong trường hợp có hai founder thì tốt nhất là để một người có nhiều hơn một ít cổ phần để tránh deadlock nếu các founder chia tay nhau.
Phần 3: Sản phẩm tuyệt vời
(Còn tiếp)
No comments: