Header Ads

Phần 4: Triển khai | 4.6. Gọi vốn + lời kết

Phân lớn startup sẽ cần gọi vốn ở một giai đoạn nào đó.
Bạn cần gọi vốn khi bạn cần tiền hoặc khi có thể tiếp cận vốn dễ dàng với những điều khoản tốt. Cẩn thận đừng để mất mất cảm giác của sự tiết kiệm hoặc bắt đầu giải quyết vấn đề bằng cách ném tiền vào đó. Không đủ tiền có thể không tốt lắm, nhưng có quá nhiều tiền thì luôn luôn không tốt.
Bí mật của việc gọi vốn thành công là cần có một công ty tốt. Tất cả những thứ khác mà founder thường cố đánh bóng lên (nguyên văn: over-optimize) thường chỉ chiếm 5%(sự thành công của một vòng gọi vốn -ND). Các nhà đầu tư tìm kiếm những công ty mà có thể thật sự thành công kể cả khi họ không nhận được đầu tư, nhưng họ sẽ đi nhanh hơn nếu có tiền bên ngoài. Cái phần “thực sự thành công” là rất quan trọng, bởi vì phần mà nhà đầu tư nhận lại được sẽ được quyết định bởi một thành công thật lớn. Nếu ông ta tin 100% rằng bạn có khả năng tạo ra một công ty $10 triệu nhưng không thể tạo ra một công ty lớn hơn; thì ông ta có thể vẫn sẽ không đầu tư cho dù với một giá trị rất thấp. Bạn phải luôn luôn giải thích được tại sao mình sẽ thành công rất lớn.
Các nhà đầu tư luôn bị điều khiển bởi hai nỗi sợ: sợ họ sẽ bỏ lỡ một Google tiếp theo (một công ty có thể thành công lớn như Google — ND), lại vừa sợ sẽ mất tiền vào một thứ mà khi nhìn lại thấy hiển nhiên là ngớ ngẩn. (Với những startup tốt, các nhà đầu tư thường cảm thấy 2 nỗi sợ này cùng lúc)
Là không nên nếu bạn cố gọi vốn khi công ty bạn không đủ tốt để thu hút đầu tư. Bạn sẽ làm hỏng danh tiếng của mình cũng như phí thời gian.
Đừng để mất tinh thần nếu bạn phải vật lộn để gọi vốn. Rất nhiều công ty tốt nhất đã phải chật vật với điều này, bởi vì những công ty tốt thường có vẻ khó khăn lúc đầu (và chúng gần như đều có vẻ không hợp thời đại lúc đó). Khi nhà đầu tư nói “không”, hãy tin điều đó nhưng đừng tin lý do họ đưa ra. Và hãy nhớ rằng bất kì cái gì ngoài từ “có” đều là “không” cả- các nhà đầu tư đều có khả năng tuyệt vời để từ chối bạn bằng các từ nghe-có-vẻ-như-là-sẽ-có.
Bạn cần có nhiều cuộc nói chuyện với các nhà đầu tư để gọi vốn cùng một lúc- đừng làm lần lượt. Cách để khiến các nhà đầu tư hành động là khiến họ sợ hãi những nhà đầu tư khác sẽ chớp lấy cơ hội của họ.
Hãy coi việc gọi vốn như là một điều tàn bạo bạn cần vượt qua và kết thúc càng sớm càng tốt. Một số founder trở nên yêu thích việc gọi vốn quá mức, đây là một điều không tốt. Tốt nhất là chỉ có một founder làm việc này, để giữ cho công ty không bị dừng lại (vì tập trung vào gọi vốn -ND).
Hãy nhớ rằng phần lớn VC không biết nhiều về mọi lĩnh vực. Các chỉ số là cách thuyết phục tốt nhất.
Mặc dù nó đang thay đổi dần, nhưng thật không may là phần lớn nhà đầu tư (YC là một ngoại lệ) vẫn muốn người quen biết giới thiệu bạn trước khi họ xem xét công ty của bạn một cách nghiêm túc.
Hãy kiên định với các điều khoản rõ rành, rành mạch (những điều khoản phức tạp sẽ ngày càng phức tạp và khó khăn cho những vòng sau); nhưng đừng cố tối ưu quá (nguyên văn: over-optimize), đặc biệt là với việc định giá trị công ty. Định giá công ty là một giá trị lượng hoá để cạnh tranh, cho nên nhiều founder thích cố gắng để đạt được giá trị cao nhất. Nhưng giá trị mức trung bình cũng không phải vấn đề quá lớn.
Những đồng tiền đầu tiên luôn là khó khăn nhất để lấy, nên hãy tập trung năng lượng của mình để lấy được chúng; nghĩa là hãy tập trung vào những nhà đầu tư thích bạn nhất. Luôn luôn có sẵn nhiều kế hoạch, một trong số đó là dành cho trường hợp nếu bạn không gọi được vốn; và hãy linh động với các lợi ích (trong vòng xin vốn đó — ND) — nếu bạn biết mình sẽ sử dụng tiền vào những mục đích đúng, và các điều khoản trông cũng ổn — thì hãy cứ nhận khoản đầu tư đó đi.
Một chìa khoá quan trọng cho một bài pitch thành công là phải làm cho câu chuyện của bạn càng rõ rang và dễ hiểu càng tốt. Tất nhiên, chìa khoá quan trọng nhất là thực sự có một công ty tốt. Có nhiều ý kiến về những thứ cần có trong một bài pitch, nhưng tối thiểu bạn cần có, sứ mệnh, vấn đề, sản phẩm/dịch vụ, mô hình kinh doanh, team, thị trường và tốc độ tăng trưởng, và tài chính.
Hãy nhớ rằng yêu cầu của mỗi vòng sẽ càng ngày càng tng. Nếu bạn vẫn cứ dung bài pitch đã thành công của mình ở vòng seeding thì đừng ngạc nhiên nếu bạn thất bại ở vòng series A.
Những nhà đầu tư tốt thật sự bổ sung them rất nhiều giá trị cho công ty của bạn. Nhà đầu tư tồi lại làm giảm đi (các giá trị tốt- ND). Phần lớn nhà đầu tư đều ở giữa, chẳng them cũng chẳng bớt. Những nhà đầu tư đầu tư một ít tiền thường chẳng làm gì cho bạn cả (cho nên hãy cẩn thận với những vòng đầu tư nhóm)
Thành viên BGĐ tốt là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ngoài công ty tốt nhất, bên cạnh người dùng, và những yếu tốt này thì đáng giá hơn nhiều so với cái mà founder nghĩ. Hãy cứ chấp nhận một giá trị công ty ít hơn để lấy một thành viên BGĐ tốt mà lại sẵn sàng cố gắng cùng công ty.
Bài báo này của this essay by Paul Graham là một trong những bài hay nhất về gọi vốn mà tôi thấy. Có một điểm chiến thuật là, bạn sẽ cần phải là một Delaware C Corporation (c-corps là công ty đại chúng, một loại công ty phổ biến ở Mỹ, có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư, đọc thêm ở đây; Delaware là nơi đăng kí kinh doanh của công ty, đây một bang có các chính sách ưu đãi doanh nghiệp tốt- ND) để có thể gọi vốn từ các thể chế (nguyên văn: institutional capital| nghĩa là những bên đầu tư có tổ chức, không phải kiểu cá nhân -ND), nên là tốt nhất hãy thành lập công ty theo kiểu này.
PHẦN 5- LỜI KẾT
Hãy nhớ rằng ít nhất một nghìn người có ý tưởng tốt. Chỉ mọt trong số đó thực sự thành công. Sự khác nhau là ở triển khai. Đó là một việc cực kì vất vả, và tất cả mọi người đều mong rằng sẽ có một cách khác để chuyển ý tưởng thành thành công, nhưng vẫn chưa ai tìm ra được nó.
Cho nên tất cả những gì bạn cần có là một ý tưởng tốt, một team mạnh, một sản phẩm tốt và triển khai thật tốt! Dễ qúa nhỉ?
Thanks to Paul Buchheit, Erica Carpenter, Brian Chesky, Adam D’Angelo, Paul Graham, Drew Houston, Justin Kan, Matt Krisiloff, Aaron Levie, Gabriel Leydon, Jessica Livingston, Dustin Moskovitz, David Rusenko and Colleen Taylor for contributing thoughts to this.
nguồn : https://medium.com/@sanluu91

No comments:

Powered by Blogger.