Header Ads

Phần 4: Triển khai | 4.4. Thuê người và quản lý

Tuyển dụng sẽ là một trong những công việc quan trọng nhất và là chìa khoá để xây dựng một công ty lớn (cũng quan trọng như xây dựng một sản phẩm tốt vậy)
Lời khuyên đầu tiên của tôi về tuyển dụng là đừng làm nó. Các công ty thành công nhất mà tôi đã làm việc cùng tại VC luôn chờ đợi một thời gian khá dài trước khi tuyển nhân viên. Nhân viên khá đắt đỏ. Họ cũng đặt thêm gánh nặng cho sự phức tạp của tổ chức, và thêm khó khăn trong giao tiếp. Có những thứ bạn có thể nói với co-founder của mình nhưng không thể nói với nhân viên. Các nhân viên sẽ bổ sung thêm sức ì vào team (nguyên văn- inertia) — là cực kì khó khăn để thay đổi định hướng khi có nhiều người trong team. Hãy cưỡng lại sự thôi thúc để khẳng định giá trị bản thân bằng số lượng nhân viên của bạn (nguyên văn: Resist the urge to derive your self-worth from your number of employees| ý là đừng lấy số lượng nhân viên lớn để làm tự hào- ND).

Những người giỏi luôn có nhiều cơ hội. Họ muốn tham gia vào những con tàu vũ trụ thực sự (nguyên văn: rocketships| ý là sẽ phát triển rất nhanh -ND). Nếu bạn chẳng có gì cả, sẽ rất khó để thuê họ. Nhưng họ sẽ muốn tham gia với bạn khi bạn giành chiến thắng chắc chắn.
Tôi phải nói lại rằng, những người giỏi luôn có rất nhiều sự lựa chọn, và bạn cần những người giỏi để xây dựng công ty lớn. Hãy hào phóng với cổ phần, sự tin tưởng và trách nhiệm. Hãy sẵn sang theo đuổi những người mà bạn không nghĩ rằng mình có thể thuê được họ. Hãy nhớ rằng những người mà bạn muốn thuê có thể tự mở công ty của riêng họ nếu họ muốn.
Khi bạn cần tuyển dụng, (i.e., từ khi bạn ở giai đoạn product- market fit tới điểm T-infinity), bạn cần dành khoảng 25% thời gian cho việc đó. Ít nhất là một founder, thường là CEO cần phải giỏi trong việc tuyển dụng. Đó cần là ưu tiên số 1 của CEO vào lúc đó. Mọi người nói rằng CEO nên dành phần lớn thời gian để tuyển dụng, nhưng thực tế, chẳng mấy ai, trừ những CEO giỏi nhất mới làm như thế. Chắc là có lý do nào đó (nguyên văn: there’s probably something to that)
Đừng có tính chất lượng của những người bạn thuê, theo kiểu cộng gộp (kiểu một người giỏi hi vọng sẽ bù trừ cho mất người kém). Ai cũng biết điều này nhưng ai cũng sẽ có lúc tính kiểu này khi rất cần người). Ai cũng sẽ hối hận vì điều đó, và đôi khi nó sẽ giết công ty của bạn. Những người xấu và người tốt đều sẽ có hiệu ứng lan truyền, và nếu bạn dung những người trung bình ngay từ đầu, chất lượng nhân viên của cả công ty thường cũng khó mà tang lên. Các công ty mà thuê những người trung bình từ đầu thường không bao giờ hồi phục lại được. Hãy tin vào linh cảm của bạn về con người. Nếu bạn còn nghi ngờ, thì đừng bao giờ thuê.
Đừng thuê những người tiêu cực kinh niên. Họ không phù hợp với cái mà một early-stage startup cần. Cả thế giới ngoài kia đều đoán rằng bạn sẽ sụp đổ một ngày kia. Bởi vậy mọi người trong công ty của bạn cần phải đoàn kết để tin tưởng vào điều ngược lại.
Với mọi vị trí, hãy đề cao thái độ hơn là kinh nghiệm. Hãy tìm kiếm những trí thông minh mà chưa được rèn rũa và theo dõi họ phát triển như nào. Hãy tìm kiếm những người mà bạn thích — bạn sẽ phải làm việc rất nhiều với họ trong những hoàn cảnh rất áp lực. Với những người mà bạn không biết rõ, hãy thử làm một dự án với họ trước khi thuê dài hạn.
Hãy đầu tư vào bản thân để trở thành một manager tốt. Điều này là khó khan với phần lớn founder, và nó thực sự khác với những suy nghĩ thông thường ( nguyên văn: counterintuitive) Nhưng là rất cần thiết để bạn làm như thế. Tìm mentor để giúp bạn. Nếu bạn không là một manager tốt, bạn sẽ mất nhân viên rất nhanh; và nếu bạn không giữ được nhân viên, thì dù bạn có là người tuyển dụng giỏi nhất thế giới thì cũng chẳng có nghĩa lý gì. Phần lớn các quy tắt để trở thành một manager tốt đều đã được nói tới, nhưng có một điều tôi chưa thấy ai nói tới là “đừng mắc phải hiệu ứng anh hùng” . Phần lớn những founder lần đầu thường là nạn nhân của hiệu ứng này lúc này hay lúc khác. Họ cố gắng làm mọi thứ một mình và nhân viên rất khó để tiếp cận họ. Nó thường kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng. Hãy từ chối tất cả những sự hấp dẫn để rơi vào trạng thái này và sẵn sàng để dự án bị trễ deadline một chút và có một team hoạt động hiệu quả.
Nhân nói về việc quản lý, hãy cố gắng để mọi người cùng làm việc ở một văn phòng. Vì một số lý do, các startup luôn luôn cố gắng tinh giảm điều này. Nhưng hầu hết các startup thành công đều bắt đầu cùng nhau, ở cùng một văn phòng. Tôi nghĩ rằng mô hình làm việc từ xa có thể phù hợp với các công ty lớn hơn nhưng đây không phải là công thức thành công cho phần lớn startups.
Cuối cùng, bạn cần sa thải thật nhanh. Mọi người đều biết quy định này và không ai làm cả. Nhưng tôi cần phải nói điều này. Hơn nữa, hãy sa thải những người gây hại cho văn hoá công ty, cho dù họ giỏi thế nào đi chăng nữa. Văn hoá công ty được xây dựng bởi những người bạn thuê, sa thải và thăng chức.

No comments:

Powered by Blogger.